Cách Biến ý tưởng kinh doanh thành cơ đồ (Ý tưởng kinh doanh triệu đô) – 4 có – 7 sẵn sàng – Thoát khỏi bẫy tầm thường (bẫy trung bình).
Đây là các nội dung RECAP (tóm tắt) trong buổi học của lớp CEO HN7 (Quản trị & khởi nghiệp). Bài giảng được thầy Trần Bằng Việt hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho hơn 300 CEO tại Hà Nội.
Cảm ơn thầy Việt rất nhiều.
Tranh thủ đầu tuần, mình ôn bài, tiện thể viết lại để các anh em CEO khác cùng ôn tập lại.
Tham khảo thêm:
- 10 ví dụ về mô hình kinh doanh trên 1 trang giấy – Business Model Canvas
- ERP là gì
- Lợi ích của ERP
- TOP phần mềm ERP trên thế giới
- Tải File mindmap, inbox Trường ở Facebook sau: https://www.facebook.com/ceotruongpx/
1. Ý tưởng kinh doanh Đủ độ khó và đủ lớn
Ý tưởng kinh doanh cần đáp ứng 1 số tiêu chí chính (4 có):
- Có thị trường không? (C1)
- Thị trường có đủ lớn không? (C2)
- Có phải educate thị trường không? (C3)
- Có khả năng cạnh tranh không? (C4)
Thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại thì không nên chọn thị trường nào mà phải Educate/ giáo dục thị trường.
Lúc kinh tế bình thường còn khó huống chi là thời kỳ downtrend như hiện tại.
Ý tưởng nào mà dung lượng thị trường bé quá thì cân nhắc không làm, ít ra phải x3, x5, x10.
Mình cũng cần phải tự đánh giá bản thân, đội ngũ xem có gì để cạnh tranh. Không thì cũng cần cân nhắc.
Ở đây có 1 số ví dụ hay ở 1 số ngành nghề, anh em inbox để cùng trao đổi chi tiết hơn nhé.
2. 7 sẵn sàng dành cho những người muốn khởi nghiệp
– S1: Ý tưởng kinh doanh Có hợp trend hay không
Ý tưởng kinh doanh của bạn nếu nằm trong xu thế thời đại, ví dụ:
- Được cơ quan truyền thông quan tâm
- Được xã hội chú ý
- Các tập đoàn lớn cũng mạnh tay đầu tư
Thì khả năng thành công của bạn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một số ngành nên tránh khi bị thoái trào (Do thông tin nhạy cảm, nên mọi người inbox nhé)
– S2: Sản phẩm có vượt trội trong mắt khách hàng không
Đã đi sau lại còn không có gì tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn,… thì khả năng thua rất cao.
Trên thực tế, ai cũng nói là:
- Sản phẩm của em tốt hơn
- Sản phẩm của em bền hơn
- Bla bla
Nhưng không hiểu rằng, khách hàng có cần cái bạn nói không?
Hãy thành thật trả lời nhé.
Đoạn này thầy Việt cũng có nêu 1 số ví dụ hay, ví dụ:
- Ngành thời trang, khách hàng có cần bền không?
- Quán café, khách hàng có thực sự cần không gian đẹp không?
– S3: Ý tưởng kinh doanh có Biên lợi nhuận có đủ lớn không
Muốn kinh doanh bền vững thì phải tạo ra tiền, tạo ra lợi nhuận.
1 ý tưởng kinh doanh với lợi nhuận biên quá mỏng thì khó mà đi lâu dài được. Bởi mức độ cạnh tranh ngày càng lớn.
Ví dụ: 1 hãng taxi truyền thống lớn của Việt Nam, từng có thời thống trị thị trường taxi có biên lợi nhuận hơn 1 trăm đồng cho mỗi 100km chở khách.
Vậy theo bạn, kinh doanh vậy thì có bền vững không. Khi Grab, uber vào thì liệu có công cụ gì để cạnh tranh.
Có 1 điều thú vị về việc bất chấp lãi thấp vậy nhưng vẫn sống lâu, lý do là gì nhỉ? – Trường biết đó nhưng bạn comment đi để mình trả lời 😊
S4: Có khả năng Scale up không (khả năng mở rộng, tăng trưởng)
S5: Có dễ nhận ra, tiếp cận khách hàng không?
Nếu khó nhận ra khách hàng quá thì bạn đâu biết cách để tiếp cận họ.
Trong mô hình AIDA:
- Awareness (nhận biết)
- Interest (quan tâm/ thích)
- Desized (có nhu cầu)
- Action: Hành động (mua sắm)
Thì bước đầu tiên là nhận biết, mỗi bước sẽ có tỉ lệ chuyển đổi nhất định.
Nếu bạn muốn có nhiều sale thì bắt buộc phải tăng sự hiện diện/ khả năng nhận biết thương hiệu của bạn trước khách hàng tiềm năng.
Trường cũng đã growth thành công +1000% lượng tương tác nhờ những cách làm đúng.
Mục tiêu là tăng Awareness. Kết quả là có thêm khách hàng, đối tác, người giới thiệu.
S6: Ý tưởng kinh doanh Có làm chủ 1 nền tảng, mấu chốt nào để thành công không?
S7: Nhân sự chủ chốt có đáng tin cậy không?
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Muốn đi nhanh hãy đi 1 mình
Muốn đi xa hãy đi cùng nhau
Trường biết nguyên lý trên từ lâu và cũng đã áp dụng nhưng thực tế không dễ dàng như nói.
Rất khó và dễ dính đòn khi lựa chọn cộng sự, founder, nhân chủ chốt.
Super-star không nên tồn tại trong 1 doanh nghiệp.
Nhà đầu tư không đầu tư vào 1 công ty mà phụ thuộc quá nhiều vào 1 vài người.
Họ đầu tư vào mô hình, hệ thống kinh doanh có thể tạo ra lợi nhuận và tiền chứ không phải chỉ con người.
Ở 1 khía cạnh nào đó, và ở từng giai đoạn thì có 1 số thứ đúng nhưng ở tương lai lại không còn đúng/ phù hợp.
Do vậy, chắc là chỉ có cách làm nhiều, thực hành nhiều, ngã nhiều.
Thất bại là mẹ thành công.
3. Thoát khỏi bẫy tập trung – Stuck in the middle
Đây là cái bẫy rất dễ gặp phải khi khởi nghiệp.
Mời bạn nhìn hình sau:
Trên đây là các chiến lược cạnh tranh.
Bạn cần lựa chọn cho mình 1 phân khúc/ chiến lược kinh doanh cụ thể.
- 1 trong 4.
- Không có chuyện nhờ nhờ, lững lờ con cá chê (Stuck in the middle)
Lý do:
Khi bạn không định vị được mình, chiến lược cạnh phù hợp thì bạn rất khó làm truyền thông.
- Thông điệp truyền thông không rõ ràng
- Thông điệp truyền thông không nhắm vào ai cụ thể
- Vì vậy chi phí Marketing sẽ lớn và quan trọng hơn là lãng phí
Chưa kể, sản phẩm làm ra cũng không có gì đặc sắc
For everyone means for NO ONE
Chúc bạn ngày mới nhiều năng lượng mới.
TruongERP – Chuyên gia chuyển đổi số, tư vấn phần mềm ERP độc lập.
Dưới đây là Mindmap của các bạn trong lớp tạo, A/C/E cùng tham khảo nhé.
Link tải file trên, inbox Trường ở Facebook sau: https://www.facebook.com/ceotruongpx/