101 BÍ QUYẾT ĐIỀU HÀNH NHÓM

101 bi quyet dieu hanh nhom

101 BÍ QUYẾT ĐIỀU HÀNH NHÓM

 

  1.       Hãy nhớ là các thành viên đều có thể góp thêm ý kiến cho nhóm.
  2.       Luôn cẩn trọng mỗi khi trình bày các mục tiêu cho nhóm.
  3.       Hãy nhớ là các thành viên trong nhóm phải giúp đỡ, cổ vũ nhau.
  4.       Hãy phân các mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu ngắn hạn.
  5.       Định rõ hạn định cho mỗi mục tiêu của các bạn.
  6.       Cần quyết định sớm loại hình nhóm phù hợp với các mục tiêu của các bạn.
  7.       Nỗ lực thắt chặt mối quan hệ với các thành viên của nhóm khác, dù là nhóm chính thức hay không chính thức.
  8.       Hãy tìm một người bảo trợ có khả năng thúc đẩy công việc của nhóm.
  9.       Nhắc nhở các thành viên để họ biết rằng họ là những người dự phần của nhóm.
  10. Gắn các mục tiêu vừa tầm để giữ nhóm luôn tập trung lại với nhau.
  11.     Vận dụng khả năng lãnh đạo để củng cố nhóm.
  12.     Luôn lựa chọn người lãnh đạo dựa trên phẩm chất.
  13.     Sự vững mạnh của nhóm tùy thuộc vào người lãnh đạo.
  14.     Luôn khen thưởng công trạng nhưng tránh những sai lầm do sai sót.
  15.     Luôn nhớ là mỗi thành viên của nhóm đều có cách suy nghĩ khác nhau.
  16.     Khi tuyển chọn thành viên cho nhóm cần nhắm tới tiềm năng phát triển của họ.
  17.     Lưu ý sự thiếu sót kinh nghiệm nơi các thành viên của nhóm.
  18.     Loại những người thiếu khả năng ra khỏi nhóm.
  19.     Tìm những người có phẩm chất tốt và kỹ năng giỏi, rồi tìm cách giúp đỡ họ phát triển.
  20.     Đặt ra những mục tiêu thử thách cho nhóm.
  21.     Xem xét các mục tiêu của các thành viên của nhóm khi xác định các mục tiêu chung.
  22.     Đừng để thất bại một phần của mục tiêu làm ảnh hưởng sự thắng lợi toàn diện.
  23.     Nhấn mạnh vào sự hỗ trợ thông tin để bạn nắm chắc những gì bạn cần.
  24.     Xử trí các cố vấn bên ngoài như các thành viên của nhóm.
  25.     Giữ người bảo trợ nhóm để có được thông tin suốt quá trình tiến hành công việc.
  26.     Chỉ giữ việc khi biết rằng không có người thay thế.
  27.     Đừng uỷ thác công việc không cần thiết. Hãy bỏ nó đi.
  28.     Trao quyền cho nhóm quyết định.
  29.     Khuyến khích mọi thành viên của nhóm hăng hái phát biểu đóng góp.
  30.     Thừa nhận, công khai hoá, và chúc mừng những thành tựu của nhóm.
  31.     Hãy tìm ra phương cách khả thi, thuận lợi nhất cho công việc hàng ngày của nhóm.
  32.     Khuyến khích mọi người hợp tác làm việc theo nhóm.
  33.     Khuyến khích những người có khả năng làm lãnh đạo bẩm sinh, để hướng dẫn và phát triển các kỹ năng của họ,
  34.     Đừng bao giờ bác ý kiến của nhóm mà không giải thích nguyên do.
  35.     Bảo đảm nhóm giữ được mối quan hệ với các khách hàng.
  36.     Hãy chỉ cho nhóm thấy ai là người cai quản bằng cách khẳng định hơn là làm ồn ào lên.
  37.     Nghĩ ra những cách tạo ra ấn tựơng tốt đẹp ngay với nhóm mới, nhưng đừng quá hăm hở.
  38.     Nếu bạn cần ý kiến của họ, bạn không chỉ cần chuẩn bị để đón nhận mà còn phải ra hành động theo nó.
  39.     Giúp nhóm của bạn tìm ra cách thay đổi việc hành xử gây trở ngại.
  40.     Tìm ra những cách biến mâu thuẫn thành đìều có tính cách xây dựng.
  41.     Hãy nhớ là mọi người muốn làm việc trong bầu không khí hồ hởi, vui tươi.
  42.     Luôn hành xử một cách có phân tích cởi mở và thông suốt mỗi khi có điều gì bất ổn.
  43.     Hãy có chính sách “mở cửa” nếu bạn muốn tạo ảnh hưởng.
  44.     Hãy hỏi ngay người gây ra vấn đề cách giải quyết nó.
  45.     Gặp gỡ nhau đường đột hoặc có hẹn trước để bàn bạc về tiến độ của nhóm.
  46.     Tìm hiểu thực tế là phương pháp tốt nhất để xoa dịu mọi mâu thuẫn.
  47.     Làm sao để các thành viên của nhóm gần gũi nhau để dễ dàng thông tin cho nhau.
  48.     Tạo những khu vực riêng để mõi người có thể trao đổi riêng với nhau.
  49.     Khuyến khích việc thông tin giữa các dồng nghiệp.
  50.     Đầu tư phương tiện phù hợp nhất, và duy trì nó cập nhất.
  51.     Thay đổi chủ toạ buổi họp là cách lôi cuốn mọi người.
  52.     Cố gắng ủy nhiệm cho những thành viên khác của cả nhóm.
  53.     Phân phát chương trình nghị sự trước buổi họp để nhóm có thời gian chuẩn bị.
  54.     Nuôi dưỡng mọi mối tương quan hữu ích cho nhóm.
  55.     Cố gắng giữ vững mọi mối tương quan của nhóm.
  56.     Bảo đảm nghe và hiểu được những tin vui từ những người thích đáng.
  57.     Nếu có rắc rối đang bao vây các mối quan hệ nào của nhóm, cần giải quyết nó ngay.
  58.     Thu xếp để có những giao tiếp xã giao với các bộ phận khác của cơ quan.
  59.     Tìm ra cách nào để duy trì giao tiếp với những người bảo trợ.
  60.     Giữ hồ sơ các lần tiếp xúc với những nhân vật quan trong mà bạn gặp bên ngoài nhóm hay ở văn phòng.
  61.     Cần cẩn trọng khi khen thưởng để tránh sự trùng lắp.
  62.     Hãy tìm những điểm hay trong một ý kiến chứ đừng công khai phê phán chúng.
  63.     Hãy tìm người có kinh ngiệm khi cần người giải quyết vấn đề.
  64.     Phân tích các vai trò mà một người thể hiện trong nhóm.
  65.     Đừng bao giờ đột ngột bác những ý kiến hay. Làm như vậy là làm nhụt hoặc ngưng dòng sáng tạo của người đưa ra.
  66.     Đối xử với mọi người như nhau để tránh gây ra những bất hoà.
  67.     Tránh đối đầu trực tiếp với các thành viên trong nhóm.
  68.     Đánh giá cẩn thận sự vô tình của những người vô tình sai phạm.
  69.     Việc chuyện trò với từng người có thể là cách giúp nâng cao nhuệ khí toàn nhóm.
  70.     Luôn tỏ ra tôn trọng mọi thành viên của nhóm, ngay cả khi họ gây ra vấn đề cho bạn.
  71.     Nên nhớ là bạn cần gay gắt, cứng rắn với vấn đề chứ không phải với con người.
  72.     Vấn đề là làm sao để toàn nhóm có thể biết cách giải quyết các vấn đề.
  73.     Nhảy vào một vài thành quả lớn nhanh, có chất lượng để cổ vũ thêm sự nỗ lực cho nhóm.
  74.     Làm cho các thành viên nhóm biết được vai trò của những người khác trong nhóm.
  75.     Vạch ra sự thất bại trước khi đề cập đến giá của chất lượng.
  76.     Xây dựng những mục tiêu có cải tiến đáng kể và chi tiết thành những kế hoạch hành động.
  77.     Hãy nói với các thành viên đâu là các thước đo để đặt làm tiêu chuẩn.
  78.     Làm sao duy trì được mọi cải tiến và mục tiêu mới.
  79.     Rà soát toàn bộ các sự kiện có liên quan trước khi cùng nhóm duyệt xét.
  80.     Đừng bao giờ để người này công kích người kia trong lúc duyệt xét.
  81.     Hãy nhớ là theo thời gian các mối quan hệ thay đổi.
  82.     Tránh rơi váo cái bẫy đánh giá thấp hoặc phớt lờ những tin xấu.
  83.     Vào cuối mỗi ngày hỏi xem nhóm có tiến hơn không.
  84.     Lắng nghe sự phản hồi của người được đào tạo về khóa đào tạo.
  85.     Tìm những điều kiện thuận lợi nhất và trang bị tốt nhất.
  86.     Sử dụng các chuyên viên để mở các khoá đào tạo tại chỗ.
  87.     Dùng các giờ ăn trong những ngày gặp gỡ để học hỏi thêm.
  88.     Thu hút tâm trí của mọi người vào mục tiêu đề ra để cổ vũ sự hợp tác và đồng lòng.
  89.     Thúc đẩy nhóm bằng cách để họ quyết định làm cách nào đạt các mục tiêu.
  90.     Bảo đảm các chỉ tiêu của nhóm làm vừa lòng mọi người, và nên thay đổi nếu họ không kham nổi.
  91.     Nhóm không cần co giãn chỉ tiêu sẽ đạt kém hơn nhóm được co giãn.
  92.     Để cho nhóm phát biểu về mức khen thưởng.
  93.     Tránh phổ biến những bảng sắp hạng vì sẽ làm mất lòng những người yếu kém.
  94.     Chỉ cho mọi người theo dõi bất kỳ thay đổi có liên quan nào ở thị trường.
  95.     Sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, kể cả những yếu tố nền tảng nhất của kế hoạch.
  96.     Hãy nhớ là có một số người sợ sự thay đổi.
  97.     Tìm những thành viên có thể thúc đẩy sự thay đổi.
  98.     Thường xuyên đánh giá tiến bộ của nhân viên.
  99.     Hãy nhớ là việc cổ vũ cá nhân giúp ích cho nhóm.
  100.   Thống nhất kế hoạch với các thành viên và hỗ trợ họ những gì họ cần.
  101.   Giữ quan hệ với các thành viên của nhóm sau khi họ phân tán – bạn có thể muốn làm việc với họ trở lại.

Nguồn: Sưu tầm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WPRO.VN - THIẾT KẾ PHẦN MỀM EXCEL: KHO, BÁN HÀNG, THU CHI, KH SẢN XUẤT... - Click để CHAT trên Facebook